Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Hợp tác Hải quân các nước ASEAN vì hòa bình và an ninh biển


Đó là chủ đề của Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) khai mạc sáng 27-7 tại Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh trên Biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp, chủ quyền quốc gia của một số nước ASEAN bị đe doạ nghiêm trọng do hàng loạt các vụ việc vi phạm trắng trợn luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

ancm

Trưởng đoàn các nước tham dự ANCM-5

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam kỳ vọng, hải quân các nước ASEAN sẽ cùng nhau thiết lập nền tảng ban đầu cho một cơ chế với những định hướng phát triển hợp tác cơ bản giữa lực lượng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á với mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn trên biển vì sự thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN.

Tham dự Hội nghị có Tư lệnh Hải quân 9 nước thành viên ASEAN và Tùy viên Quốc phòng Lào tại Việt Nam- những người trực tiếp chỉ đạo và tham gia xử lý các vấn đề xảy ra hàng ngày trên biển.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến chúc mừng Hội nghị và cho biết, “đa số những thách thức an ninh mới nổi có liên quan đến biển”. Sự phức tạp của môi trường an ninh hiện nay do sự đan xen của an ninh truyền thống với an ninh phi truyền thống, trong đó những thách thức an ninh phi truyền thống đang dần biến chuyển bản chất thành thách thức an ninh truyền thống. Nhưng, chính những thách thức này lại tạo ra cơ hội hợp tác trên biển giữa quân đội các nước trong khu vực, đặc biệt là lực lượng hải quân.

“Đảm bảo một môi trường biển hòa bình, ổn định, an toàn, hài hòa về lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế bền vững là nguyện vọng chung của tất cả chúng ta, là yếu tố cốt lõi kết nối và thúc đẩy hợp tác trong ASEAN”, Tổng Tham mưu trưởng khẳng định.

Thời gian qua, hải quân các nước ASEAN đã tiến hành hợp tác thiết thực tùy theo điều kiện, khả năng của mỗi quốc gia thành viên, trong đó có các lĩnh vực đáng chú ý như: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, phối hợp tuần tra chung trên biển, thiết lập đường dây nóng giữa các đơn vị hải quân. Tiến tới, sẽ tiến hành diễn tập chung để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với các thách thức an ninh chung của khu vực.

Ngay sau Lễ khai mạc, các đại biểu tiến hành trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực hiện nay, vai trò cũng như biện pháp hợp tác của Hải quân trong đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới; đồng thời thảo luận hai tài liệu sáng kiến của Việt Nam: “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” và “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”.

Mai Hương- Bảo Trung


(Theo website Bùi Văn Nam)

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân


Chiều 20/7, tại Hà Nội, nhân dịp diễn ra Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc gặp mặt.

Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí: Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Vũ Thanh Hoa, Trợ lý Bộ trưởng; các đồng chí đại biểu Quốc hội khóa XIII công tác trong lực lượng CAND; các đồng chí lãnh đạo đại diện các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục trực thuộc Bộ Công an.

bui van nam

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân

Tại buổi gặp mặt, Đại tướng Lê Hồng Anh thông tin tóm tắt về thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử HĐND các cấp. Thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh nêu rõ các đại biểu cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước; xác định rõ vinh dự, trách nhiệm to lớn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát huy năng lực, trí tuệ, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đồng thời với việc tập trung thời gian nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan, các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND cần dành thời gian thích đáng để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri, chú ý làm tốt chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội. Đại tướng Lê Hồng Anh cũng lưu ý các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an; mong muốn Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Về phần mình, các đại biểu nguyện sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm,  phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân


Chiều 20/7, tại Hà Nội, nhân dịp diễn ra Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc gặp mặt.

Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí: Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Vũ Thanh Hoa, Trợ lý Bộ trưởng; các đồng chí đại biểu Quốc hội khóa XIII công tác trong lực lượng CAND; các đồng chí lãnh đạo đại diện các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục trực thuộc Bộ Công an.

bui van nam

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân

Tại buổi gặp mặt, Đại tướng Lê Hồng Anh thông tin tóm tắt về thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử HĐND các cấp. Thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh nêu rõ các đại biểu cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước; xác định rõ vinh dự, trách nhiệm to lớn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát huy năng lực, trí tuệ, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đồng thời với việc tập trung thời gian nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan, các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND cần dành thời gian thích đáng để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri, chú ý làm tốt chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội. Đại tướng Lê Hồng Anh cũng lưu ý các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an; mong muốn Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Về phần mình, các đại biểu nguyện sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm,  phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân


Chiều 20/7, tại Hà Nội, nhân dịp diễn ra Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc gặp mặt.

Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí: Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Vũ Thanh Hoa, Trợ lý Bộ trưởng; các đồng chí đại biểu Quốc hội khóa XIII công tác trong lực lượng CAND; các đồng chí lãnh đạo đại diện các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục trực thuộc Bộ Công an.

bui van nam

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân

Tại buổi gặp mặt, Đại tướng Lê Hồng Anh thông tin tóm tắt về thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử HĐND các cấp. Thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh nêu rõ các đại biểu cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước; xác định rõ vinh dự, trách nhiệm to lớn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát huy năng lực, trí tuệ, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đồng thời với việc tập trung thời gian nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan, các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND cần dành thời gian thích đáng để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri, chú ý làm tốt chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội. Đại tướng Lê Hồng Anh cũng lưu ý các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an; mong muốn Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Về phần mình, các đại biểu nguyện sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm,  phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân


Chiều 20/7, tại Hà Nội, nhân dịp diễn ra Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc gặp mặt.

Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí: Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Vũ Thanh Hoa, Trợ lý Bộ trưởng; các đồng chí đại biểu Quốc hội khóa XIII công tác trong lực lượng CAND; các đồng chí lãnh đạo đại diện các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục trực thuộc Bộ Công an.

bui van nam

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân

Tại buổi gặp mặt, Đại tướng Lê Hồng Anh thông tin tóm tắt về thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử HĐND các cấp. Thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh nêu rõ các đại biểu cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước; xác định rõ vinh dự, trách nhiệm to lớn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát huy năng lực, trí tuệ, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đồng thời với việc tập trung thời gian nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan, các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND cần dành thời gian thích đáng để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri, chú ý làm tốt chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội. Đại tướng Lê Hồng Anh cũng lưu ý các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an; mong muốn Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Về phần mình, các đại biểu nguyện sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm,  phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân


Chiều 20/7, tại Hà Nội, nhân dịp diễn ra Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc gặp mặt.

Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí: Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Vũ Thanh Hoa, Trợ lý Bộ trưởng; các đồng chí đại biểu Quốc hội khóa XIII công tác trong lực lượng CAND; các đồng chí lãnh đạo đại diện các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục trực thuộc Bộ Công an.

bui van nam

Trung tướng Bùi Văn Nam gặp mặt đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân

Tại buổi gặp mặt, Đại tướng Lê Hồng Anh thông tin tóm tắt về thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử HĐND các cấp. Thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh nêu rõ các đại biểu cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước; xác định rõ vinh dự, trách nhiệm to lớn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát huy năng lực, trí tuệ, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đồng thời với việc tập trung thời gian nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan, các đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND cần dành thời gian thích đáng để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến cử tri, chú ý làm tốt chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội. Đại tướng Lê Hồng Anh cũng lưu ý các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an; mong muốn Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội công tác trong lực lượng CAND hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Về phần mình, các đại biểu nguyện sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm,  phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Thứ trưởng Bùi Văn Nam tiếp Đại diện lâm thời Đại sứ quán Cộng hòa Bulgaria


Chiều 19/7, tại Hà Nội, Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp ngài Vlađimir Borisov Moskov, Đại diện lâm thời Đại sứ quán Cộng hoà Bulgaria tại Việt Nam đến chào nhân kết thúc nhiệm kì công tác. Dự buổi tiếp có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an Việt Nam.

bui-van-nam

Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; ngài Vlađimir Borisov Moskov, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cộng hoà Bulgaria tại Việt Nam cùng các đại biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bùi Văn Nam nêu rõ trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, ngài Vlađimir Borisov Moskov đã có nhiều đóng góp củng cố mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước. Trên cương vị công tác của mình, ngài Vlađimir Borisov Moskov góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật của Cộng hoà Bulgaria với Bộ Công an Việt Nam.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam mong muốn sau khi về nước, trên cương vị công tác mới, ngài Vlađimir Borisov Moskov sẽ tiếp tục có những đóng góp phát triển mối quan hệ giữa hai nước.

Ngài Vlađimir Borisov Moskov bày tỏ vui mừng vì quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp Cộng hoà Bulgaria – Việt Nam ngày càng được củng cố, phát triển. Mối quan hệ giữa các cơ quan thực thi pháp luật của Cộng hoà Bulgaria với Bộ Công an Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu.

Ngài Vlađimir Borisov Moskov chân thành cảm ơn Bộ Công an Việt Nam và cá nhân Trung tướng Bùi Văn Nam đã dành cho ngài những tình cảm tốt đẹp trong nhiệm kì công tác tại Việt Nam

Việt Hưng


(Theo website Bùi Văn Nam)

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Đưa tàu Cảnh sát Biển công suất lớn vào hoạt động


Việc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông

tau cbs9003

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Sáng ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam.  Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Giám đốc Công ty Sông Thu, Đại tá Hà Sơn Hải, cho biết: Theo thiết kế, tàu CSB 9003 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Việc đưa tàu CSB 9003 hạ thủy và đi vào hoạt động tại vùng biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung sẽ mang một vai trò và ý nghĩa quan trong trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời  thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Hoài Thu


(Theo website Bùi Văn Nam)

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Con đường Nam quốc sơn hà Kỳ 5: Dấu chân các vị tướng


Kỳ 5: Dấu chân các vị tướng

Các vị tướng, những “kiến trúc sư”, “tổng công trình sư” với tầm nhìn chiến lược đã nghĩ gì, làm gì trên con đường này? Những câu chuyện dưới đây phần nào giúp bạn đọc thấy được sự chỉ đạo vĩ mô nhưng cũng đầy sâu sát trách nhiệm của các tướng lĩnh quân đội trước con đường chiến lược, cũng là trách nhiệm lớn lao vì sự trường tồn và phát triển của đất nước…

Khi Đại tướng đi “nhờ xe”

Tháng 3 năm 2008, những cung đường tuần tra biên giới mới mở ở tỉnh Sơn La vấp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà sau này Thiếu tướng Hoàng Kiền đã viết thành thơ: “Đường biên giới tỉnh Sơn La/ Triển khai xây dựng thật là gian nan/ Mênh mông rừng núi bạt ngàn/ Vùng biên trùng điệp địa bàn xa xôi/ Khởi công năm dự án rồi/ Hai trăm cây số bao nơi đợi chờ/ Người, xe ngồi, đứng ngẩn ngơ/ Đền bù giải phóng bao giờ mới xong?”. Nơi đây, bản làng, nương rẫy lại bám theo sườn núi nên ở Chiềng Khương, Sông Mã, khi bộ đội mở đường, đất trượt theo ta-luy rơi vào mương, lập tức đồng bào ra lập rào chắn không cho thi công. Ở xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, đường đi vào nơi tỉnh lập quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên nhưng huyện lại cấp sổ đỏ cho dân. Vướng mắc cứ thế chồng chéo. Ban quản lý dự án 47, Bộ Tổng tham mưu đã nhiều lần phối hợp với địa phương mà chưa xử lý xong, đành báo cáo Bộ Quốc phòng can thiệp và… chờ đợi. Một ngày đầu tháng 3, chuông điện thoại trên bàn Thiếu tướng Hoàng Kiền bỗng réo vang. Đầu dây, một cán bộ Văn phòng Bộ Quốc phòng cho hay, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp lên kiểm tra tuyến đường và làm việc với địa phương để tháo gỡ những vướng mắc!

Tin bất ngờ làm Thiếu tướng Hoàng Kiền xúc động. Đây quả thực là một sự quan tâm lớn của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đúng vào thời điểm tuyến đường đang gặp nhiều khó khăn bộn bề nhất.

Một ngày giữa tháng 3-2008, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có mặt tại Sơn La. Trước khi có cuộc họp với lãnh đạo tỉnh, Đại tướng yêu cầu được đi thăm và kiểm tra một số gói thầu đường tuần tra biên giới. Anh em tham mưu muốn đề xuất để Bộ trưởng tới thăm một số gói thầu làm tốt nhất nhưng thật bất ngờ, Đại tướng chỉ đạo rõ ràng: Cho đi thăm tuyến nào khó khăn nhất, phức tạp nhất. Chấp hành mệnh lệnh, nơi được chọn để Đại tướng tới kiểm tra là gói thầu ở bản Pu Hao, thuộc xã Mường Lạc, huyện Sốp Cộp do Công ty Tây Bắc thi công, nằm sát biên giới nước bạn Lào. Những chiếc xe dã chiến lắc lư bò qua đoạn đường vắt vẻo trên đỉnh núi, một bên là vực sâu thăm thẳm. Rất nhiều đoạn cua tay áo gấp khúc, nếu xe quay ngang hoặc trượt bánh, không biết điều gì sẽ xảy ra. Ngồi trên xe, Đại tướng chăm chú quan sát, tranh thủ hỏi về tình hình con đường. Nghe báo cáo trên đoạn đường này cũng là nơi có chiến sĩ đầu tiên hy sinh, là lái xe của công ty Tây Bắc (Quân khu 2), Đại tướng lặng đi như nén một nỗi niềm trăn trở…

Kết thúc cuộc kiểm tra, đồng chí lái xe của Bộ trưởng lập tức gặp lãnh đạo Ban quản lý dự án 47, tỏ ý không hài lòng:

- Tại sao tuyến đường nguy hiểm như thế này mà các đồng chí lại chọn để Bộ trưởng đi kiểm tra. Sao không chọn tuyến dễ đi hơn?

Mắt thấy tai nghe tuyến đường nên khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, những kiến nghị của Bộ trưởng đã giúp bí thư, chủ tịch tỉnh hiểu sâu hơn nhiều điều, khai thông nhiều bế tắc. Không dừng lại ở chỗ xử lý vướng mắc mặt bằng, đồng chí Thào Xuân Sùng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La còn giãi bày với Bộ trưởng những khó khăn trong phát triển giao thông của tỉnh. Như tuyến đường ở xã Xuân Nha, cho dù có dự án nước ngoài rót vốn mấy năm nay nhưng vốn “nhỏ giọt” quá, vẫn bế tắc. Đại tướng lắng nghe, rồi đưa ra quyết định: Bổ sung tuyến Xuân Nha vào dự án đường tuần tra biên giới. Cuộc họp kết thúc trong tiếng vỗ tay rộn rã và những nụ cười, cái bắt tay ấm áp tình quân dân. Sau này, những khó khăn trên tuyến Sơn La đã từng bước được tháo gỡ…

phung quang thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới thăm và kiểm tra đường tuần tra biên giới tại Sơn La năm 2008.

Đoàn xe bon bon ngược Quốc lộ 6 về Hà Nội. Xe vừa ra đầu thành phố, bỗng chiếc xe chở Bộ trưởng phanh “két”. Đại tướng bước xuống xe, vẫy tay yêu cầu xe của Thiếu tướng Hoàng Kiền dừng lại, thân mật bảo:

- Cho tôi đi “nhờ” xe các đồng chí được chứ?

Nói rồi, ông nhanh nhẹn bước lên, lệnh cho đoàn xe tiếp tục đi. Ngồi trên xe, Đại tướng nói: “Họp hành, hội nghị nhiều thì cũng chỉ nghe các anh báo cáo được 15-20 phút là cùng. Mà đây lại là con đường chiến lược, quan trọng lắm. Từ giờ về đến Hà Nội, còn mấy tiếng đồng hồ, tôi muốn tranh thủ nghe báo cáo kỹ nhất, thật nhất, cả những gì làm được và chưa làm được…”.

Được lời như cởi tấm lòng, suốt mấy tiếng đồng hồ, Thiếu tướng Hoàng Kiền đã có dịp báo cáo với Bộ trưởng về con đường. Bộ trưởng lắng nghe và đặt ra rất nhiều câu hỏi “tại sao”. Có lần ông gọi riêng Thiếu tướng Hoàng Kiền trao đổi, căn dặn phải điều hành cho thật tốt, vì con đường là danh dự, là uy tín của quân đội trước Chính phủ, trước nhân dân. Sau này, Đại tướng còn trực tiếp đến thăm, kiểm tra tuyến đường đầu tiên hoàn thành tại ngã ba biên giới ở Kon Tum và đã có rất nhiều quyết sách, chủ trương mới được Bộ trưởng ban hành, giúp con đường đẩy nhanh tiến độ. Với các cán bộ Ban quản lý dự án 47, chuyến xe “đi nhờ” của Đại tướng thực sự là một kỷ niệm sâu sắc về sự quan tâm, tác phong sâu sát của người lãnh đạo cao nhất của quân đội ta.

Những người “định hướng”

Năm 2004, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới ở khu vực đi qua Vườn quốc gia Bù Gia Mập, có nhiều gỗ quý nên đồng chí lãnh đạo vườn quốc gia chưa đồng thuận. Đồng chí này đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ rừng, về thu hồi đất, bồi thường rừng… Đoàn cán bộ của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó dẫn đầu làm việc mất nhiều thời gian mà vẫn chưa thuyết phục được đồng chí cán bộ nọ. Thuyết phục, phân tích hồi lâu chưa kết quả, Thượng tướng Phan Trung Kiên đứng lên, đối thoại thẳng thắn:

- Quân đội làm đường tuần tra cũng không muốn phá rừng. Yêu cầu nhiệm vụ đang cấp bách, không có luật nào cao hơn… “luật bảo vệ Tổ quốc”. Nếu đồng chí không đồng ý thì đồng chí “ký vào đây” một chữ để chúng tôi về báo cáo Bộ Quốc phòng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ!

Trước lời phát biểu kiên quyết của Thượng tướng Phan Trung Kiên, đồng chí lãnh đạo vườn quốc gia đã hiểu ra. Từ chỗ “vướng nhiều luật”, Bình Phước trở thành địa phương có cơ chế, thủ tục thông thoáng, giúp triển khai các dự án nhanh chóng và hiệu quả.

Trong số ảnh tư liệu mà Ban Quản lý dự án 47 lưu giữ được, còn có hình ảnh xúc động về cố Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng trong một lần kiểm tra, đã tỷ mỉ đo đếm, dùng tay bốc xi măng kiểm tra để nhắc nhở anh em bảo đảm độ bền vững của con đường. Sự có mặt sâu sát của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã giúp đưa ra lời giải kịp thời một bài toán quan trọng: Xác lập tiêu chuẩn đường bê tông xi măng cho con đường sao cho đúng định hướng của Thủ tướng “bền, tốt, rẻ” trong khi chính các bộ ngành chức năng còn chưa đề ra được tiêu chuẩn quốc gia.

pham hong loi

Trung tướng Phạm Hồng Lợi (ngồi ngoài cùng bên phải) chỉ huy đối chiếu thiết kế đường tuần tra biên giới với thực địa trên đỉnh Phu Vai Lai Leng.

Còn Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng, vào bộ đội từ tuổi thiếu niên, từng qua nhiều chiến trường; 37 tuổi đã là cán bộ sư đoàn, 9 năm làm Phó tổng Tham mưu trưởng, phụ trách công tác tác chiến, ông thuộc biên giới như lòng bàn tay. Tuy nhiên, ông cũng lại là người cực kỳ “hiện đại”, đi đâu cũng luôn kè kè chiếc máy định vị GPS. Ông thận trọng từng ly, từng mét để làm đường sao cho đúng biên giới, vừa không lạm vào đất bạn, dù chỉ một ly, lại vừa giữ đúng biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Chiếc máy ảnh, máy quay phim cũng là người bạn thường trực bên ông để ghi lại những tư liệu xác đáng cho việc hoạch định con đường. Đúng như bài thơ Thiếu tướng Hoàng Kiền viết về ông: “Bản đồ tác chiến đường biên/ Vệ tinh định vị anh liền chỉnh ngay/ Kiểm tra chỉ đạo tháng ngày/ Khó khăn, vướng mắc giải ngay kịp thời/ Đường tuần tra đến mọi nơi/ Bước chân anh Lợi sáng ngời rừng xanh”.

Thiếu tướng Phạm Quang Vinh, Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Quốc phòng) cũng từng cùng Thiếu tướng Hoàng Kiền đi kiểm tra các đoạn đường đang thi công ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Trong đó có lần ở Sơn La, hai vị tướng đã phải ngồi xe ôm của mấy thanh niên dân tộc thiểu số, “nhảy chồm chồm” đi vào công trường thuộc huyện Sông Mã (Sơn La) trước sự ngạc nhiên của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ở địa phương.

Giờ đây, Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng, người kế nhiệm Trung tướng Phạm Hồng Lợi cũng lại là người từng kinh qua chiến đấu, nhiều năm lăn lộn với chiến trường khu 5 và cũng là con người của công việc, luôn sâu sát. Có lần đi kiểm tra ở Tây Nguyên, ông yêu cầu đoàn cho đi từ 4 giờ sáng, một ngày hành trình kéo dài tới 700 cây số để kịp cuộc họp hôm sau. Là người lính đi đánh giặc từ tuổi 12, lại nhiều năm làm Tư lệnh Quân khu 5, ông rất hiểu Trường Sơn. Mỗi lần đi kiểm tra, ông cố lội bộ vào những nơi gian khổ nhất, động viên anh em cố gắng. Có lần, ông dừng rất lâu thắp hương trên những ngôi mộ gió của anh em mở đường hy sinh trên tuyến Kon Tum, mắt nhòe lệ. Có lẽ, ông đồng cảm với nỗi đau mất mát này bởi trong lòng ông cho đến bây giờ vẫn còn có một nỗi đau giày xé mấy chục năm qua. Người cha thân yêu của ông đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Quảng Nam suốt mấy chục năm trời mà vẫn chưa biết yên nghỉ nơi nào…

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Con đường Nam quốc sơn hà Kỳ 4: Những hy sinh thầm lặng


Kỳ 4: Những hy sinh thầm lặng

“Đã có những hy sinh, khó nói hết bằng lời”: Không chỉ là mưa rừng, gió núi, rừng thiêng, nước độc, bệnh tật, hiểm nguy… Còn có cả nước mắt và máu đổ xuống cho con đường chiến lược của Tổ quốc ngày một vươn dài…

Những người ngã xuống

Con đường gần Đồn biên phòng 711 Suối Cát, tỉnh Gia Lai bây giờ, có một cái am thờ bằng gỗ rừng nhỏ, chênh vênh bên vực sâu hun hút. Giữa rừng già, không mua được nhang nên bộ đội thường thắp… thuốc lá, đặt lương khô lên đó. Nơi dốc đá này, hai đồng đội của họ, hai người lính trẻ măng, đều chưa lập gia đình: Thiếu úy Bùi Tiến Dũng, sinh năm 1983, quê ở Thanh Hóa và công nhân viên Hồ Việt Đức, sinh năm 1982, quê Quảng Bình đã ngã xuống, trước kỳ nghỉ lễ 30-4-2010. Cả hai là đều là thợ kỹ thuật nổ mìn của một đơn vị Công binh Quân khu 5. Đại úy Nguyễn Văn Điệp, Chỉ huy đơn vị nhớ lại: “Đoạn đường chúng tôi làm dính toàn đá tảng, có 9km đường thì 3km đá, đi qua cả một đồi đá. Giải pháp duy nhất là phải khoan đá nổ mìn mở đường. Dũng và Đức là hai thợ giỏi, thường xung phong nhận nhiệm vụ khó khăn này”.

Hôm ấy đã xế trưa, chừng 12 giờ kém mà họ vẫn chưa chịu về, cố nổ phá thêm một đoạn đường. Mìn đã đặt, cờ cảnh giới đã cắm, mọi người vào vị trí an toàn rồi điểm hỏa thì sự cố xảy ra. Mìn không nổ.

- Để tụi tui lên kiểm tra xem sao! – tiếng Đức hét to với 2 người cảnh giới.

Cả hai nhanh chóng chạy lên thì bỗng “ầm”, một tiếng nổ vang lên. Anh em chạy lại thì thấy Dũng nằm đó, người đen sạm khói thuốc. Anh đã hy sinh tại chỗ. Tìm mãi mới thấy Đức bị văng ra cách 15m, vẫn còn thoi thóp thở. Anh Điệp nghe điện rụng rời, vội cho chiếc xe tốt nhất lao ra, đưa Đức đi cấp cứu. Nhưng thật đau lòng, đường rừng gập ghềnh, ra tới Bệnh viện 705 Sê San có 70km mà phải tới 2 giờ chiều mới chạy tới nơi. Bác sĩ lắc đầu: “Không kịp nữa rồi”.

Tròn một năm trôi qua, anh em mỗi ngày đi làm vẫn châm thuốc, đặt lương khô, mì ăn liền – những món ăn thường nhật của thợ mở đường lên am thờ. Đồi đá đã thông, nhưng đồng đội vẫn day dứt chờ ngày Dũng và Đức được công nhận là liệt sĩ. Thủ tục sao mà quá chậm?

bo doi

Đoàn cán bộ Ban Quản lý dự án 47 viếng 2 liệt sĩ thuộc Sư đoàn 470 hy sinh tại đoạn đường ở Chư Mo Ray huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Mùa hè năm 2010, tạm biệt người vợ trẻ ở Thanh Chương, Nghệ An sau kỳ nghỉ phép, Thiếu úy Nguyễn Đình Việt, Trung đoàn Công binh hải quân 83 lên đường vào Đắc Nông dò mìn. Người vợ trẻ dặn dò: “Anh đi nhớ giữ gìn sức khỏe, kẻo rừng thiêng nước độc”. “Ôi dào! Đời lính công binh thì chỗ nào mà chả rừng thiêng nước độc, anh mình đồng da sắt rồi” – Việt cười trấn an vợ. Sáng ấy, anh và cậu Long đang dò ở một vạt rừng thì máy dò phát tín hiệu liên tục. Hai anh em bình tĩnh tìm cách xử lý. Gì chứ mìn, bom, đạn, Việt cũng đã chạm trán đủ loại rồi. Vậy mà, “ầm”, một tiếng nổ vang lên. Anh em chạy lại thì Việt và Long đã hy sinh vì một quả mìn nhảy nguy hiểm. Chỉ huy đơn vị về quê Việt, mới hay gia cảnh anh còn quá khó khăn. Vợ anh là giáo viên mầm non hợp đồng, thu nhập mỗi tháng chỉ hơn một triệu đồng. Hèn gì đồng lương thiếu uý quân nhân chuyên nghiệp ít ỏi, được bao nhiêu anh đều chuyển thẳng về quê. Chỉ huy đã đề nghị địa phương giúp người vợ trẻ sớm được vào biên chế. Nhưng cho đến bây giờ, địa phương vẫn trả lời: “Đợi! Khi nào anh ấy chính thức được công nhận là liệt sĩ, chúng tôi mới có căn cứ để giải quyết”…

5 năm trôi qua, đã có 8 liệt sĩ hy sinh khi mở đường tuần tra biên giới. Họ đều còn rất trẻ, tuổi đời trên dưới 30, phần lớn đã có vợ con và gia cảnh kinh tế đều còn rất khó khăn. Như hai liệt sĩ Nguyễn Văn Diện quê Quảng Bình và Nguyễn Chí Cường quê Thanh Hóa của Sư đoàn 470 (Binh đoàn 12), trước ngày hy sinh, tháng nào các anh cũng đăng ký làm thêm ca, thêm giờ, mong có thêm ít tiền gửi về cho vợ con đón Tết Tân Mão. Họ ngã xuống, để lại một khoảng trống quá lớn cho mái ấm nhỏ bé vốn đã chông chênh…

Trong một lần họp sơ kết về 5 năm xây dựng con đường, Thượng tướng Phan Trung Kiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã lưu ý khi con đường hoàn thành, cần xây bia tưởng niệm hoặc đền thờ, miếu thờ những người đã ngã xuống vì con đường phên giậu Tổ quốc!

“Khoảng trống” phía sau người mở đường

Anh, một kỹ sư dày dạn từng được mệnh danh là “sói biển” Trường Sa. Năm nào anh cũng nằm ngoài biển, đảo với anh em hàng tháng, chỉ huy thi công các công trình. Lên đến phó giám đốc công ty và cầu vai đã nhiều “sao, hạt”, anh vẫn cứ lên rừng, xuống biển, lọ mọ như một đội trưởng công trình. Lặng lẽ làm việc, lặng lẽ cống hiến nên ai cũng quý anh. Lúc đơn vị được giao mở đường tuần tra biên giới, cấp ủy họp bàn tính mãi, chưa tìm được ai tin cậy hơn, lại gọi cho anh từ Trường Sa lên Tây Nguyên. Anh về, mặt còn đen sạm nắng gió Trường Sa lại tiếp tục “tráng men” cái nắng Trường Sơn rừng rực, chẳng hề kêu ca nửa lời. Từ năm 2009, một mình anh chỉ huy 5 công trình, cả trên rừng và dưới biển. Tuyến đường anh chỉ huy đã hoàn thành sớm nhất, đẹp nhất, được chọn đón Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn đại biểu Quốc hội vào tham quan. Có điều lạ, hai năm rồi anh không một lần đi tranh thủ. Không ai biết anh có một nỗi đau thầm kín trong lòng ngoài đồng chí giám đốc của anh. Lâu lâu mới gặp nhau, nhưng giám đốc đã tinh ý nhận ra trong mắt anh một nỗi buồn man mác. Hỏi hoài anh không chịu nói. Dọa, đưa ra chi bộ, anh mới chịu “khai”: Mấy năm rồi, biền biệt đi xa, người vợ trẻ ở nhà đã bỏ anh theo người khác, lại còn rắp tâm cùng người tình chiếm luôn cả ngôi nhà mà cả đời bộ đội chắt chiu anh vừa mới dựng lên được vài năm…

duong bien gioi

Một đoạn đường tuần tra biên giới ở Sơn La chênh vênh bên vực sâu.

Đại tá Lê Quang Hiệp, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 47, người “nằm vùng” theo dõi toàn tuyến Tây Nguyên hơn 3 năm qua cho chúng tôi hay: Theo anh tìm hiểu, hiện trên toàn tuyến đường, đã có tới gần 10 trường hợp cán bộ, sĩ quan gia đình rạn vỡ. Có thể có nhiều lý do khác nhau, nhưng có một phần quan trọng vì điều kiện công tác quá vất vả, xa xôi cách trở, những người lính chưa làm tròn phận sự người chồng, người cha.

Dọc dài những cung đường đang mở, đã có những người vợ bộ đội khăn gói lên chốn rừng xanh núi đỏ thăm chồng. Như chuyện chị Phạm Thị Mai, vợ anh Trương Quang Thiều, Giám đốc Xí nghiệp thi công cơ giới của Công ty ACC lặn lội từ Hà Nội vào Dục Nông (Kon Tum) thăm chồng thật cảm động. Ba mươi sáu năm quân ngũ của anh, từ thuở binh nhì đến giờ, năm nào cũng ngủ núi nằm rừng hay lăn lộn ngoài hải đảo. Năm 2003, anh chuyển công tác từ Lữ đoàn 28 về Công ty ACC, cứ tưởng nhàn nhã hơn thì năm 2007, anh lại rời Hà Nội, vào Kon Tum làm đường tuần tra biên giới. Từ đó, anh đi biền biệt, hai năm chỉ về nhà đúng… hai lần. Lần đầu, anh nói tranh thủ mùa mưa, ngớt việc, về thăm chị được 20 ngày. Lần thứ hai, Tết 2009, về chiều 29 thì sáng mồng 5 anh đã gói ghém ba lô để lên đường cho kịp ra quân đầu năm. Nhiều lần anh báo tin ra Hà Nội họp, vậy mà họp xong lại đi ngay, cũng chẳng kịp về nhà. Số máy di động của anh, chị gọi hầu như lúc nào cũng “ò í e”. Chị ức lắm. Một thoáng nghi ngờ. Một thoáng hờn giận…

Tháng 7-2009, chị xin nghỉ phép, tranh thủ vào thăm anh. Xe tới thị trấn phố núi thì chiều đã muộn. Gọi là bến xe, nhưng chỉ lèo tèo vài căn nhà nhỏ, cũng chẳng có xe ôm. Chị hoảng hốt mở điện thoại thì sóng chỉ hiện lên một vạch yếu ớt. Gọi cho anh, lại “ò í e”. Theo hợp đồng, anh sẽ từ công trường ra thị trấn đón chị. Vậy mà bây giờ…

Phải đến nửa giờ sau mới có một sĩ quan trẻ đi chiếc xe Min-xcơ cũ kỹ, lấm lem bụi đỏ ba-zan chạy tới hớt hải: “Chị thông cảm, anh Thiều phải vào bản “dân vận”. Anh nhờ em ra đón chị!”. Dọc đường đi, cậu ấy cho hay, đơn vị đang làm đường thì vướng rẫy sắn của dân, anh Thiều phải vào gặp cả thôn, mời cả cha đạo Tin lành A Sun, rất có uy tín với dân đến để nhờ ông nói bà con giúp đỡ. Mọi việc xong rồi, nhưng bà con đang giữ anh ở lại ăn bữa tối, không thể từ chối.

Những ngày ở lại công trường, chị mới hiểu hết cuộc sống của các anh. Doanh trại đóng trong rừng sâu, cách chợ 50km, xa làng bản. Mùa mưa, phải điệp khúc cơm cá khô cả tháng trời. Anh em cán bộ, công nhân tuổi đời đều từ 25 đến ngoài 40, hầu hết đã có gia đình và 100% từ ngoài Bắc vào. Tính bình quân, mỗi năm anh em chỉ về nhà 20 ngày, còn lại bám công trường, chạy đua với thời gian. Mùa mưa, các anh cũng không nghỉ, lo đúc cống, làm đá, vận chuyển cát.

Đêm trong rừng sâu dài và buồn thăm thẳm, gợi cho con người ta rất nhiều suy nghĩ. Nghe tiếng đài “đọc truyện đêm khuya” từ những cái ra-đi-ô yếu điện cứ khọt khẹt, chập chờn câu được câu chăng, càng gợi buồn man mác. Có đêm, chị ngạc nhiên thấy 5-6 anh em không ngủ được, lại vùng dậy xách cuốc, xẻng, báo cáo anh Thiều xin được… đi làm thêm vì họ bảo: “Tiếc từng ngày nắng”. Có anh em tự nguyện làm tới 12-14 giờ mỗi ngày. Nghe những bước chân âm thầm trong đêm miền sơn cước, nước mắt chị lại ứa ra…

Xe đi trong chiều muộn Tây Nguyên chợt đến đoạn đường đầy ổ gà, ổ voi nhồi xóc, khiến tôi liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Tôi hiểu, để con đường không ngừng vươn xa, không chỉ có mồ hôi đổ xuống mà còn có cả máu và nước mắt; không chỉ có những khúc quân hành hùng tráng mà còn có những nốt trầm day dứt từ những cảnh đời rất riêng của người lính mở đường…

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Philippines đề xuất Liên hợp quốc phân xử tranh chấp ở biển Đông


Hãng Reuters ngày 11/7 đưa tin, Philippines đang đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) phân xử tranh chấp ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila cũng cho hay, ông đã nêu ý tưởng này với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua tòa án quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước của LHQ về Luật Biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không?”.

Albert del Rosario

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Được biết, trước khi thăm Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Philippines trong đó có Ngoại trưởng Alber del Rosario và Tổng thống Benigno Aquino từng khẳng định lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng các nước nên cùng hợp tác, thăm dò tài nguyên tại các khu vực tranh chấp này để bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bính Đức cho biết ông và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen đã thảo luận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông.

PV.


(Theo website Bùi Văn Nam)